Chào các bạn, mình có nhiệm vụ mới là tư vấn bao bì đóng gói trà. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Mình bắt đầu từ những bước nhỏ đầu tiên. Như nghiên cứu đề tài về trà. Mong muốn của mình là giúp các doanh nghiệp trà Việt Nam đưa sản phẩm đẹp mắt và bán được giá cao trên thị trường.
Trong quá trình học hỏi, xem review các thể loại. Mình ghi chép lại 7 dòng trà phổ biến kèm hình ảnh cho các bạn xem. Nguồn các bạn có thể tham khảo trên các kênh tóp tóp và google nhé. Và mình nên tham khảo nhiều để có nhiều ý tưởng cho bao bì trà của mình nhé. Sau đây là 7 dòng trà phố biến
Dòng trà thứ nhất là Trà Xanh hay còn gọi là Lục Trà
Loại trà gần như là phổ biến nhất tại Việt Nam, rất được ưa chuộng bởi các ông, cac bố. Trà có hương hoa cỏ dịu dàng xen lẫn vị chát nhẹ tinh tế.
Lục trà không trải qua các quá trình oxy hóa, được chế biến qua 4 giai đoạn: hái trà, làm héo, vò trà và sấy khô. Trà xanh gồm những loại trà như: Long Tỉnh, Bích Loa Xuân, Hoàng Sơn, Ma Phong, Lục An Qua Phiến và rất nhiều loại khác.
Dòng thứ 2 là Bạch trà hay còn gọi là Trà Trắng
Lá trà được thu hoạch khi còn non và chưa mở hoàn toàn. Có hương vị nhẹ nhàng, mềm mại, ít cafein và có hương hoa cỏ. Qui trình chế biến bạch trà thì là đơn giản nhất trong tất cả các loại trà. Đó là làm héo, hông khô trà. Sử dụng nhiệt độ cao sẽ làm cháy các mau trà ở bên trong lá trà. Bởi vì Bạch Trà vốn rất nhạy cảm nên người ta sẽ xử lý bằng phương pháp sấy lạnh để giữ lại lớp lông mao trên lá trà. Bạch trà này gồm có Bạch Hào Ngân Châm, Bạch Trà Phúc Đỉnh, Quân Sơn Ngân Châm và một số loại khác nữa.
Dòng thứ 3 là Trà vàng hay còn gọi là Hoàng Trà
Trà vàng là loại trà lên men nhẹ, qui trình chế biến thì như trà xanh. Và thêm một bước nữa đó là làm héo vàng. Loại trà này thì có hương vị tươi mát, lá màu vàng và êm dịu.
Dòng thứ 4 là Trà Oolong hay còn gọi là Thanh Trà
Hương và vị của trà Oolong đa dạng, không quá chát như trà xanh, hương vị tươi mới, mùi của cỏ cây hoa lá. Oolong là loại trà oxy hóa từ 50% đến 80%. Những loại trà Oolong thì gồm có Thiết Quan Âm, Oolong Đài Loan và một số loại khác nữa.
Dòng thứ 5 đó là Hồng Trà
Gần giống với trà đen, hồng trà có độ lên men từ 80% đến 90% và phải còn nguyên lá trà. Đặc trưng cơ bản nhất là màu nâu đen, lá trà của hồng trà thì xốp không chắc và lá trau chuốt hơn tất cả các loại trà khác, màu nước thì có màu cam nâu đỏ. Hương vị thì mang đậm vị thanh và vị hoa quả. Những loại hồng trà thì cơ bản có hồng trà Nghi Hưng, Chính Sơn Tiểu Chủng, Hồng Trà Kim Tuấn Mi và các loại hồng trà rừng khác.
Dòng thứ 6 là Trà đen
Lá trà được oxy hóa hoàn toàn, tạo ra màu đen và hương vị đậm đà. Để nguyên lá hoặc nhuyễn. Lá có màu nâu đỏ đậm, hương thơm của hoa quả chín ngọt ngào. Thỉnh thoảng có vị khói, vị đậm. Có một số loại thì có vị nóng và chát nhẹ. Mà loại trà có đặc trưng của trà đen là Kỳ Môn Hồng Trà. Đây được coi là hoàng hậu của dòng trà đen.
Dòng thứ 7 là Phổ Nhĩ
Những năm gần đây thì giới học tập đã tách Phổ Nhĩ ra làm một loại trà riêng biệt và không phải là trà đen, không phải là hồng trà. Phổ Nhĩ là loại trà lên men được đóng thành bánh. Được làm từ lá cây của những cây trà cổ thụ mọc trên núi cao của vùng Vân Nam và được hông khô dưới nắng. Được lên men tự nhiên trong thời gian dài.
Bảng phân tích loại màu trà, nước trà và phẩm chất hình dạng của trà
Trên đây là 7 dòng trà phổ biến, dựa trên mức độ oxy hóa. Kiến thức trên đây được nghe từ kênh tóp tóp của Thiền Tâm Quán. Các bạn quan tâm bài viết này có thể xem tại link https://baobihoaphatdat.com/5-dong-tra-pho-bien-nhat/