Một chị khách MÒ trên mạng bằng những từ khóa đã: “Bao bì bún khô, bao bì bún gạo, túi đựng miến, hủ tiếu khô, phở khô, mì trứng khô” giải mã cho câu hỏi trên. Chị đã đọc rất nhiều trang và DỌC rất nhiều người. Vò đầu bức tóc khóc mếu máo vì không mò ra được câu trả lời. Đa số bài viết đều rất chung chung OPP/CPP OPP/PE PET/PE.
Có ca sĩ Thành Đạt bảo “chị buồn chị đi trong mưa. Mà tim lại quên khóa cửa”, kêu vô tư vấn cho chị. Banh cái đầu chị ra chia làm 3 ngăn, nhét vô mỗi ngăn là 1 cấu trúc. Ôi thật là nhiệm màu!!!
Hiểu về cấu trúc màng bao bì bún khô
Đầu tiên để hiểu được bài ca này thì chúng ta phải hiểu được cách đọc cấu trúc màng. 3 ký tự đầu trước dấu “/” là lớp ngoài cùng, chức năng múa minh họa, trình diễn màu sắc và thay lời muốn nói. Còn 3 ký tự sau dấu”/” là lớp hàn dính, định hình túi, tăng độ bền sinh lý.
Theo lý thuyết thì 3 cấu trúc OPP/CPP OPP/PE PET/PE đều đáp ứng tốt khả năng in ấn sắc nét, bảo quản tốt. Tuy nhiên thực tế trên kệ siêu thị, đa số là OPP/CPP. Bằng cách nào chứng thực, đi theo BÁC vô siêu thị nhe.
Kiểm chứng cấu trúc màng bao bì bún khô ở siêu thị
Dùng tai nghe chất liệu
Khi dùng tay bóp bao bì mà nó kêu RẮC RẮC là tiếng của thằng cha PET. Còn nếu êm hơn rộp rộp là tiếng của em OPP. Kết hợp cả tai và tay vừa vò, vừa bóp, vừa nghe. Mà nhớ là chỉ bóp vào vỏ bao bì thôi, đừng có đứng trong siêu thị vừa vò, vừa bóp, vừa hả họng cười là bấy mẹ hết bún gạo của người ta.
Dùng mắt để phân biệt
Như vậy mình vừa loại được thằng PET/PE nha. Còn 2 thằng OPP/CPP với OPP/PE nữa. Không cần nghĩ nhiều, chỉ cần phân biệt được 2 cái đuôi của nó là CPP hay là PE là ra ngay thôi. Thằng PE với thằng CPP dễ nhận biết lắm. Bản chất thằng PE nó dẻo dai hơi mờ và độ trong suốt kém hơn thằng CPP. Vậy ra vấn đề, đưa bao bì lên ánh sáng, thấy thằng nào gian gian díu díu mập mờ thì nó là PE.
Cấu trúc màng và giá bao bì bún khô?
Thằng PET chức năng của nó là giữ mùi, chuyên dòng bao bì Snack, Cà phê, Mứt sấy, Hoa quả khô. Đối với bún gạo khô, mì trứng này nọ thì chỉ cần kháng xuyên thủng. Thì thằng OPP là chúa rồi, đủ xài rồi. Nói về giá thì màng PET nó có gẻ hơn màng OPP, nhưng bù lại mực in PET nó mắc. Ai mà đi tính già hóa non. Thôi bỏ thằng PET/PE qua 1 bên nha.
Còn CPP hay PE là lớp trong cùng, 2 thằng có chức năng hàn dán như nhau. Nhưng nội công thâm hậu của thằng PE là khả năng tăng độ dầy. Bản thân thằng OPP mỏng, gặp thằng CPP mỏng mỏng giống nó nên ra cái túi buê đuê bóng bẩy. Đa phần cấu trúc OPP/CPP dùng cho bánh kẹo, trung thu, bao bì may mặc, thực phẩm khô. Bình bình thì cứ OPP/CPP muốn dầy dầy thì cứ đẩy qua thằng OPP/PE. Mà tăng độ dầy thì nó hay mờ với nặng, đâm ra số cái trên 1 kg ít đi, giá túi đội lên.
Tóm lại in bao bì bún khô dùng cấu trúc nào?
Nói chung, PET/PE cũng được, mà OPP/CPP hay OPP/PE cũng được. Chủ yếu bao bì thực phẩm cần độ trong suốt cao, nhất là bún khô, mì trứng khô, miến khô, phở khô, khỉ khô…Giá thành phải rẻ, Số lượng tồn kho ít nhất có thể. Nên CPP cứ thế mà dùng, khỏi suy nghĩ nha chụy.
Viết tới đây thì ngón tay của bác đã MẬP và con mắt bác đã MỜ. Các bạn còn hông alo Bác đặt hàng đi.
Từ khóa chính: bao bì bún khô, bún gạo
Từ khóa phụ: Báo giá bao bì bún khô, xưởng bao bì bún khô
Sản phẩm liên quan: Bao bì miến khô, hủ tiếu khô, phở khô, mì trứng khô
Bài viết liên quan: Các kiểu bao bì túi đóng gói bún gạo khô